Trong thời đại số hóa hiện nay, việc bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng đã trở thành một trách nhiệm quan trọng của các tổ chức và doanh nghiệp. Trong tình hình này, việc lập bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân được coi là biện pháp đảm bảo tính riêng tư và an toàn của thông tin cá nhân. Tuy nhiên, có bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải thành lập bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật gần nhất, không thu phí ngoài giờ.

1. Có bắt buộc mọi doanh nghiệp phải thành lập bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Từ ngày 01/7/2023, khoản 2 Điều 28 Nghị định 13/2023/NĐ-CP yêu cầu doanh nghiệp có tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân phải:

– Chỉ định bộ phận có chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, chỉ định nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân;

– Trao đổi 01 bản chính văn bản nêu trên về Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an.

Có bắt buộc phải thành lập bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân

Như vậy, không phải mọi doanh nghiệp đều có bắt buộc phải chỉ định bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân mà chỉ có những doanh nghiệp thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Trong đó, xử lý dữ liệu cá nhân được hiểu là bất kỳ hoạt động: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hay các hành động khác có liên quan.

>>> Xem thêm: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ nhà tái định cư mua qua trung gian là bao nhiêu?

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm bao gồm:

STTThông tin
1Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo
2Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu
3Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc
4Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng/có được của cá nhân
5Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân
6Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân
7Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật
8Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác
9Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị
10Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết

Tuy hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân nhưng không phải mọi doanh nghiệp đang thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân đều phải chỉ định bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân mà chỉ áp dụng với doanh nghiệp có xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Xem thêm:  Trường hợp nào không được chứng thực chữ ký [Mới nhất 2023]

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng di chúc tại nhà được thực hiện như thế nào?

2. Không chỉ định bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân có sao không?

Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp có nghĩa vụ:

– Tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu;

– Không được thực hiện các hành vi bị cấm trong bảo vệ dữ liệu cá nhân.

– Áp dụng các biện pháp để bảo vệ dữ liệu cá nhân

có bắt buộc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Theo đó, khi không tuân thủ các quy định tại Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm có thể dẫn đến việc bị:

– Xử phạt vi phạm hành chính;

– Xử lý hình sự.

Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định 13/2023. Tuy nhiên, do đây là một văn bản có nội dung mới, chưa thực sự rõ ràng, cụ thể nên thật sự cần văn bản hướng dẫn chi tiết hơn những quy định tại Nghị định này.

>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền bán đất

Trên đây là bài viết giải đáp về “Có bắt buộc phải thành lập bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Bán đất có cần chữ ký của cả hai vợ chồng?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Biển số định danh có bán cho người khác được không?

>>> Điều kiện để thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ khi mua nhà ở xã hội tại Hà Nội là gì?

>>> Những trường hợp nào được miễn phí công chứng di chúc  ?

>>> 05 lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà mà người lao động cần biết?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *