Sĩ quan là những cá nhân được đào tạo chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng và lý thuyết trong lĩnh vực quân sự, an ninh, công an hoặc các ngành liên quan. Vậy sĩ quan có mấy cấp bậc? Tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách đọc thông tin trên sổ hồng , sổ đỏ mà người dân cần biết.

1. Sĩ quan là gì?

1.1 Sĩ quan là gì?

Sĩ quan là bộ phận trong lực lượng vũ trang nhân dân gồm công an nhân dân và quân đội nhân dân. Theo đó, tuỳ vào từng lực lượng mà định nghĩa sĩ quan là gì cũng được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Cụ thể:

– Trong Quân đội nhân dân: Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được phong quân hàm cấp Uý, Tá và Tướng.

Sĩ quan là gì

– Trong công an nhân dân: Sĩ quan được chia thành hai loại là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật theo Điều 9 Luật Công an nhân dân năm 2018. Trong đó:

  • Sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của công an, được phong, thăng cấp bậc hàm Uý, Tá, cấp Tướng và hạ sĩ quan.
  • Sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của công an, cũng được phong các cấp bậc hàm cấp Uý, Tá và hạ sĩ quan.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nên thực hiện ở đâu?

1.2 Sĩ quan tại ngũ được hiểu như thế nào?

Sĩ quan tại ngũ là từ được sử dụng để chỉ sĩ quan quân đội nhân dân. Theo đó, đây là ngạch gồm các sĩ quan đang công tác trong quân đội hoặc đang được cử đi biệt phái được cử đến công tác tại các cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.

Trong công an nhân dân thì không gọi là sĩ quan công an tại ngũ mà là sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu đây là lực lượng đang phục vụ trong công an.

1.3 Sĩ quan dự bị là gì?

Sĩ quan dự bị theo khoản 5 Điều 5 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân năm 1999 là nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ. Đây là ngạch gồm sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên, được đăng ký, huấn luyện, quản lý để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.

Trong công an nhân dân, ngạch dự bị chỉ áp dụng với công dân đã thôi phục vụ trong công an và thực hiện nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị.

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về công chứng thừa kế di sản

2. Sĩ quan có mấy cấp bậc? Gồm những gì?

Điều 10 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân quy định hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp và 12 bậc như sau:

  • Cấp Uý: Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý
  • Cấp Tá: Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá
  • Cấp Tướng: Thiếu tướng hoặc chuẩn Đô đốc Hải quân, Trung tướng hoặc Phó Đô đốc Hải quân, Thượng tướng hoặc Đô đốc Hải quân và Đại tướng.
Xem thêm:  Những lưu ý cần biết trước khi kí hợp đồng thử việc

3. Tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội như thế nào?

3.1 Tiêu chuẩn chung

– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, Đảng và Nhà nước.

– Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó.

– Phẩm chất đạo đức cách mạng tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật, tôn trọng, đoàn kết với đồng đội, nhân dân và được tín nhiệm.

>>> Xem thêm: Thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

– Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và có thể vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân hay quân đội nhân dân.

– Sĩ quan phải có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác cũng như có thể đưa vào thực tiễn đáp ứng các nhiệm vụ được giao.

– Đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo với từng chức vụ.

– Lý lịch rõ ràng, sức khoẻ và độ tuổi phù hợp với chức vụ, cấp bậc hàm đảm nhiệm.

Sĩ quan là gì

3.2 Điều kiện sĩ quan dự bị lên sĩ quan chuyên nghiệp

Căn cứ Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, hiện không có chức danh sĩ quan chuyên nghiệp mà chỉ có quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan tại ngũ cũng như sĩ quan dự bị.

Theo Điều 39 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ, còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị hoặc thôi phục vụ tại ngũ phải đăng ký sĩ quan dự bị.

Riêng quân nhân chuyên nghiệp sẽ được tuyển chọn bổ sung vào đội ngũ sĩ quan tại ngũ. Và sĩ quan dự bị cũng là đối tượng được tuyển chọn bổ sung vào đội ngũ sĩ quan tại ngũ.

Cũng tại Luật này, sĩ quan tại ngũ có thể được chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp nếu chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan và sĩ quan đó đủ điều kiện thì có thể được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp (theo Điều 34 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam).

>>> Xem thêm: Danh sách các văn phòng công chứng dịch thuật uy tín nhất tại Hà Nội

Xem thêm:  Hợp đồng uỷ quyền thụ uỷ có yếu tố nước ngoài

Do đó, hiện không tồn tại trường hợp sĩ quan dự bị lên sĩ quan chuyên nghiệp mà chỉ là sĩ quan dự bị được tuyển chọn vào sĩ quan tại ngũ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Trong thời chiến.

– Trong thời bình thì sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ được gọi vào phục vụ tại ngũ trong 02 năm, quân đội có nhu cầu và sĩ quan đó có đủ tiêu chuẩn.

4. Lương sĩ quan quân đội [2023] là bao nhiêu?

Căn cứ bảng 6 ban hành kèm phụ lục Nghị định 204/2004/NĐ-CP, lương sĩ quan quân đội năm 2023 như sau:

STTCấp bậc quân hàmHệ sốMức lương từ 01/7/2023
1Đại tướng10,418.720.000
2Thượng tướng9,817.640.000
3Trung tướng9,216.560.000
4Thiếu tướng8,615.480.000
5Đại tá8,014.400.000
6Thượng tá7,313.140.000
7Trung tá6,611.880.000
8Thiếu tá6,010.800.000
9Đại úy5,49.720.000
10Thượng úy5,09.000.000
11Trung úy4,68.280.000
12Thiếu úy4,27.560.000
13Thượng sĩ3,86.840.000
14Trung sĩ3,56.300.000
15Hạ sĩ3,25.760.000

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền: Thủ tục thực hiện như thế nào?

Trên đây là bài viết giải đáp về “Sĩ quan là gì? Sĩ quan có mấy cấp bậc?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Quan trắc môi trường là gì? Tại sao phải quan trắc môi trường

>>> Công chứng viên có được công chứng ngoài giờ hành chính hay không?

>>> Đối tác kinh doanh là gì? Bí kíp tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả 

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *