Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất là hai khái niệm quan trọng trong quản lý đô thị và phát triển hạ tầng cơ sở. Mặc dù chúng có điểm chung trong việc quản lý và điều chỉnh việc sử dụng đất, nhưng chúng có mục tiêu và phạm vi ứng dụng khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu cách đọc thông tin trên sổ đỏ để tránh những rủi ro sau này

1. Quy hoạch sử dụng đất là gì? Kế hoạch sử dụng đất là gì?

– Tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về quy hoạch sử dụng đất như sau:

1. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Phân biệt

Theo đó, quy hoạch sử dụng đất là việc phân biệt bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu khác nhau trên cơ sở tiềm năng đất đai và theo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng uy tín tại Thường Tín Hà Nội

– Tại khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định về kế hoạch sử dụng đất như sau:

3. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Theo quy định trên, kế hoạch sử dụng đất được hiểu là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Trong đó, kỳ quy hoạch đất được quy định là 10 năm.

>>> Tìm hiểu thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ , sổ hồng khi mua nhà chung cư nhanh chóng, uy tín tại Hà Nội.

2. Phân biệt hai khái niệm

Cùng phân biệt giữa quy sử dụng đất và kế hoạch dụng đất:

Tiêu chíQuy hoạch sử dụng đấtKế hoạch sử dụng đất
Căn cứ pháp lýKhoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013; khoản 1 Điều 36 Luật sửa đổi các Luật có liên quan đến quy hoạch, khoản 1 Điều 36 Luật sửa đổi các Luật có liên quan đến quy hoạch.Khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013; khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013; khoản 2 Điều 36, khoản 2 Điều 37 Luật sửa đổi các Luật có liên quan đến quy hoạch.
Phân loại– Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
– Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
– Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
– Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
– Kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
– Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
– Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;
– Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;
– Kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Thời hạn– Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
– Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 – 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
– Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là: 05 năm;
– Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Nguyên tắc lập– Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
– Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
– Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
– Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;
– Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh;
– Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;
– Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
– Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu;
– Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
– Kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

>>> Mách bạn: Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội

Xem thêm:  Chuyến bay bị delay, quyền lợi của hành khách như thế nào?

Trên đây là bài viết giúp phân biệt “Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất khác nhau thế nào?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Những thủ tục và mức phí công chứng  hợp đồng ủy quyền đòi nợ thay hợp pháp.

>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nên thực hiện ở đâu?

>>> Có được thực hiện công chứng ngoài trụ sở hay không? Trường hợp nào được áp dụng?

>>> Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *