Khi đi công chứng, người yêu cầu công chứng sẽ phải nộp 2 khoản chi phí. Đó chính là phí công chứng và thù lao công chứng mà mọi người thường nghĩ đó chỉ là một khoản chung. Vậy, câu hỏi đặt ra thù lao công chứng và phí công chứng khác nhau ở chỗ nào? Mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Phí công chứng là gì?

Phí công chứng theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng là khoản phí người yêu cầu công chứng phải nộp khi làm thủ tục công chứng, bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu trữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý công chứng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 91/2008/TTLT-BTP-BTC ngày 17/10/2008 của Bộ Tư Pháp và Bộ Tài Chính hướng dẫn về mức nộp quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực (Thông tư 01/2008/TTLT-BTP-BTC – Thông tư 257/2016 – TT- BTC ngày 11/11/2016). Thù lao công chứng là gì?

Xem thêm>>Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ

Quy định về mức thù lao công chứng?

Theo Luật Công Chứng năm 2014, Nghị Định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Thù lao công chứng được hiểu như thế nào?

Để giải thích “thù lao công chứng” là gì? Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ muốn đưa ra một vài cơ sở pháp lý để chứng minh vai trò và ý nghĩa của thù lao công chứng theo quy định của Luật Công Chứng.

Thứ nhất, thù lao công chứng là căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật, theo đó, một trong các hành vi mà công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm là “Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định.

Thứ hai, thù lao công chứng là nguồn thu để văn phòng công chứng tự chủ tài chính, điều này được ghi nhận tại Khoản 4, Điều 22, Luật Công chứng: “Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Thứ ba, thu thù lao công chứng là quyền của tổ chức hành nghề công chứng (Khoản 2, Điều 32) và niêm yết thù lao công chứng tại trụ sở của tổ chức là nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng (Khoản 4, Điều 33).

Có thể nói rằng, thù lao công chứng là cụm thuật ngữ pháp lý xuất hiện thường xuyên trong Luật Công Chứng. Tuy nhiên nó lại không được đưa ra bất kỳ định nghĩa chính thức nào. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc nhận diện và xác định đâu là khoản thù lao công chứng.

Xem thêm:  Nên công chứng ở văn phòng công chứng tư nhân hay phòng công chứng nhà nước?

Dựa trên quy định tại Khoản 1, Điều 67 Luật Công chứng, có thể hiểu: Thù lao công chứng là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Do có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người yêu cầu công chứng, do đó, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng.

Xem thêm>>Biểu phí công chứng mới nhất năm 2021, Cách tính phí công chứng đơn giản dễ hiểu

Quy định mức thù lao công chứng?

Quy định về mức thù lao công chứng nói chung được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 67 Luật Công chứng, tuy nhiên, quy định này chỉ mang tính chất nguyên tắc mà không thể hiện một giá trị cụ thể nào về mức thù lao công chứng, theo đó: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. 

Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.” 

Mức thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng tự do xác định dựa trên mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Điều đó sẽ dẫn đến việc mức thù lao công chứng giữa các tổ chức hành nghề công chứng có thể khác nhau và mức trần thù lao công chứng giữa các tỉnh cũng có thể khác nhau. 

Ví dụ như:

Dịch từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt: Tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản: 200.000 đồng/trang A4; tiếng nước khác: 300.000 đồng/trang A4. Thù lao soạn thảo hợp đồng, giao dịch: 1.000.000 đồng/ trường hợp.

Mức trần là mức cao nhất, giới hạn việc xác định thù lao công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng, do đó, việc xác định thù lao công chứng vượt quá mức trần thù lao và tiến hành thu trong thực tế vượt quá mức trần và mức thù lao đã niêm yết sẽ khiến tổ chức hành nghề công chứng phải gánh chịu hậu quả pháp lý là bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với hình thức xử phạt là “Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng”.

Xem thêm:  Chặt cây của người khác trồng lấn sang đất của mình

Tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết công khai mức thù lao công chứng tại trụ sở của tổ chức mình. Đây là nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng đã được chứng minh ở Mục 1, chính vì là nghĩa vụ. Do đó, nếu không thực hiện, tổ chức hành nghề công chứng có thể bị xử lý vi phạm hành chính.

Xem thêm>>Dịch thuật công chứng, chứng thực các loại văn bản

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về phí công chứng và thù lao phí công chứng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Công chứng ngoài trụ sở, tại nhà riêng miễn phí

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Hotline: 09.66.22.7979 hoặc 0935.669.669

Địa chỉ: số 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *