Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật đều là hình thức thực hiện pháp luật. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về sử dụng pháp luật là gì? Và sử dụng pháp luật có điểm gì khác với áp dụng pháp luật?

>>> Xem ngay: Văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật hỗ trợ công chứng, chứng thực và cung cấp dịch vụ sổ đỏ tại Hà Nội

1. Sử dụng pháp luật là gì?

Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực, trong đó, mọi chủ thể của quan hệ pháp luật được thực hiện các hành vi cụ thể được pháp luật cho phép.

Sử dụng pháp luật là hình thức không bắt buộc thực hiện vì đây là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền và còn dựa vào ý chí, sự lựa chọn một cách chủ động của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

Sử dụng pháp luật

Ví dụ: Ông A và ông B là hàng xóm, ông A nhiều lần hát karaoke bật âm lượng khá to vào buổi trưa gây ảnh hưởng đến nhà ông B, vì quá bực tức, ông B đã dùng những lời lẽ để xúc phạm tới ông A.

Hành vi của ông B đã vi phạm vào quy định xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cá nhân ông A và ông A hoàn toàn có khả năng kiện ông B về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, hai bên đã thỏa thuận với nhau và ông A cũng đồng ý sẽ giảm âm lượng khi hát karaoke.

Tình huống trên cho thấy rằng, mặc dù ông A đã bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật nhưng ông A đã lựa chọn không sử dụng quyền này của mình.

>>> Xem thêm: Cách phân biệt giữa công chứng và chứng thực hợp đồng nhà đất

2. Áp dụng pháp luật?

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các trường hợp áp dụng pháp luật là:

– Trường hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên tự phát sinh, có sự thay đổi hay chấm dứt.

Trường hợp này đã có quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Khi đó, không ai tự làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ đó mà bằng sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mới được phát sinh, thay đổi hay chấm dứt.

Xem thêm:  Thủ tục thay đổi quốc tịch cho con 2023

Ví dụ: Đăng ký kết hôn, ly hôn,…

– Trường hợp có xảy ra các vấn đề tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên có tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể tự giải quyết được.

Trường hợp này là khi quan hệ pháp luật đã có sự phát sinh. Các bên đều có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật nhưng có sự tranh chấp và đôi bên không thể tự giải quyết.

Ví dụ: Tranh chấp quyền thừa kế đất, quyền sử dụng đất,…

Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

– Trường hợp cần áp dụng các chế tài pháp luật cho chủ thể vi phạm pháp luật.

Trường hợp này là khi có đối tượng vi phạm pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền sẽ áp dụng các chế tài của quy phạm pháp luật cho người vi phạm pháp luật để đảm bảo an trật tự và an toàn xã hội.

Ví dụ: Tội giết người có thể bị phạt từ 07 – 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.

>>> Xem thêm: Mức phí dịch vụ sang tên sổ đỏ khi mua đất qua môi giới là bao nhiêu?

– Trường hợp cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước cho các trường hợp khác

Trường hợp này xảy ra khi không có chủ thể nào vi phạm nhưng vì lợi ích chung của cộng đồng, nhà nước phải can thiệp, tiến hành các biện pháp cưỡng chế để buộc chủ thể có liên quan phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định.

Ví dụ: Cưỡng chế giải phóng mặt bằng, cưỡng chế người mắc bệnh truyền nhiễm vào khu cách ly,…

– Trường hợp cần kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong một số quan hệ pháp luật theo quy định.

Trường hợp này được pháp luật quy định các chủ thể có thẩm quyền phải tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm kiểm gia và giám sát những hoạt động của các bên góp phần xác định tính đúng đắn, minh bạch của các chủ thể hoặc phát hiện những sai sót, vi phạm để đưa ra hướng giải quyết phù hợp, đảm bảo tính đúng đắn.

Ví dụ: Đoàn thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm của nhà máy X.

– Trường hợp cần xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại của một số sự kiện thực tế theo quy định pháp luật.

Xem thêm:  Nên công chứng ở văn phòng công chứng tư nhân hay phòng công chứng nhà nước?

Trường hợp này cần được áp dụng pháp luật khi thực tế đã xảy ra những sự kiện nào đó nhưng cần phải có sự xác nhận của chủ thể có thẩm quyền để biến nó thành sự kiện pháp lý.

Ví dụ: Công nhận người nào đó đã chết, mất tích,…

>>> Tìm hiểu thêm: Di chúc bằng văn bản có hiệu lực pháp lý khi nào? Công chứng di chúc bằng văn bản mất bao nhiêu tiền?

3. Điểm khác biệt giữa sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Điểm khác nhauSử dụng pháp luậtÁp dụng pháp luật
Chủ thể thực hiệnTất cả các chủ thể được pháp luật cho phépPhải có thêm sự tham gia của các cơ quan và nhà nước có thẩm quyền
Trường hợp thực hiệnKhi thuộc vào các quy định trong văn bản quy phạm pháp luậtTrường hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên tự phát sinh, có sự thay đổi hay chấm dứt.
Trường hợp có xảy ra các vấn đề tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên có tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể tự giải quyết được.
Trường hợp cần áp dụng các chế tài pháp luật cho chủ thể vi phạm pháp luật.
Trường hợp cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước cho các trường hợp khác
Trường hợp cần kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong một số quan hệ pháp luật theo quy định.
Trường hợp cần xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại của một số sự kiện thực tế theo quy định pháp luật.
Hình thức thể hiệnNhững quy phạm pháp luật về quyền của chủ thểTất cả các quy phạm pháp luật thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền được nhà nước trao quyền.
Tính bắt buộc thực thiCó thực hiện hoặc không thực hiệnBắt buộc phải thực hiện

>>> Xem thêm: Công chứng dịch thuật giá rẻ, lấy ngay trong ngày

Trên đây là bài viết giải đáp về “Sử dụng pháp luật là gì? Phân biệt sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Phí công chứng mua bán nhà đất chung cư mới cập nhập 2023

>>> Cách kiểm tra sổ đỏ giả nhanh nhất, chưa mất đến 1 phút

>>> Di chúc miệng là gì? Lập di chúc miệng có hợp pháp không?

>>> Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được hiểu như thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *