Vương miện hoa hậu – biểu tượng vẻ đẹp, tài năng và tinh thần lãng mạn – thường được coi là phần thưởng cao quý dành cho người phụ nữ xuất sắc trong cuộc thi sắc đẹp. Tuy nhiên, như trong bất kỳ lĩnh vực nào khác, trách nhiệm và đạo đức cũng đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, vương miện hoa hậu có thể bị tước trong một số trường hợp đặc biệt. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách đọc thông tin trên sổ hồng đơn giản, chính xác 100% tại nhà.

1. Trường hợp nào bị tước vương miện hoa hậu?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, hai trường hợp hoa hậu bị thu hồi danh hiệu gồm:

– Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng nhưng vi phạm các quy định như sau:

  • Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phân biệt chủng tộc.
  • Kích động bạo lực, có hành vi tuyên truyền chiến tranh, xâm lược, khiến các dân tộc và nhân dân các nước hận thù nhau, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
  • Mặc trang phục, sử dụng từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khoẻ cộng đồng và tâm lý xã hội.
Vương miện hoa hậu

– Vương miện được trao tại cuộc thi hoa hậu không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.

Trong đó, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thu hồi danh hiệu hoa hậu gồm:

– Cơ quan tiếp nhận thông báo: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi hoa hậu tiếp nhận thông báo và uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc thi hoa hậu.

– Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chấp thuận cuộc thi hoa hậu trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận cuộc thi hoa hậu tổ chức trên địa bàn quản lý trừ trường hợp trên.

Xem thêm:  Thế nào là cà vẹt xe? Có bị phạt khi không có cà vẹt xe không?

>>> Xem thêm: Công chứng viên có được công chứng ngoài giờ hành chính hay không?

2. Sau khi bị tước danh hiệu, hoa hậu có bị phạt không?

Hiện nay, việc xử phạt hành chính hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hoá, quảng cáo được quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Với các hành vi bị cấm người tham gia dự thi hoa hậu tại Điều 18 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, người tham gia dự thi sẽ bị phạt tiền từ 25 – 30 triệu đồng nếu vi phạm một trong các hành vi:

– Có hành vi không phù hợp với văn hoá truyền thống, lứa tuổi, giới tính.

– Có nội dung kích động bạo lực, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; mặc trang phục, sử dụng từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, biểu đạt và biểu diễn các hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khoẻ cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Tước vương miện hoa hậu

– Biểu diễn trong cuộc thi hoa hậu có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm đến tín ngưỡng, tôn giáo, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.

Ngoài việc bị tước vương miện, người tham gia cuộc thi hoa hậu có một trong các hành vi nêu trên còn có thể bị đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 06 tháng đến 12 tháng. Nếu có được số lợi bất hợp pháp do thực hiện các hành vi vi phạm ở trên, người vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp này.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh, uy tín tại Hà Nội. Nhận hỗ trợ kiểm tra miễn phí sổ đỏ giả

Trên đây là bài viết giải đáp về “Trong trường hợp nào thì vương miện hoa hậu bị tước?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Đất không có Sổ đỏ phân chia thừa kế theo pháp luật thế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Lệ phí và khoản thuế có thể phải nộp khi nhận thừa kế nhà đất

>>> Phí công chứng giấy ủy quyền cá nhân, ủy quyền doanh nghiệp mới nhất 2023

>>> Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng? Phí công chứng là bao nhiêu?

>>> Cộng tác viên là gì? Quy trình hợp đồng cộng tác viên

>>> Quy trình chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *