Bệnh nghề nghiệp là những rủi ro khó có thể tránh khỏi trong quá trình lao động sản xuất. Hồ sơ giám định là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất. Vậy hồ sơ giám định gồm những giấy tờ gì và thủ tục như thế nào? Cùng văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu về vấn đề này nhé!

>>> Xem thêm: Công chứng học ngành gì? Cơ hội việc làm đối với ngành công chứng.

1. Khi nào người lao động được giám định bệnh nghề nghiệp?

Khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động đã quy định cụ thể về trường hợp người lao động được thực hiện giám định mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

Theo quy định này, người lao động bị bệnh nghề nghiệp sẽ được giám định tại các thời điểm sau:

– Bệnh nghề nghiệp có thể điều trị ổn định: Người lao động được giám định sau khi bệnh tật đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định: Người lao động được giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị. 

>>> Xem thêm: Có thể sửa hợp đồng công chứng hoặc bổ sung nội dung vào hợp đồng công chứng không?

Khi nào người lao động được giám định bệnh nghề nghiệp?

2. Hồ sơ khám giám định gồm giấy tờ gì?

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc giấy đề nghị khám giám định của người lao động:

  • Giấy đề nghị khám giám định do người lao động lập theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 56 dành cho người lao động đang thuộc quản lý của doanh nghiệp.
  • Giấy đề nghị khám giám định do người lao động lập theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 56 dành cho người lao động không còn làm công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Long Biên Hà Nội

– Bản chính/bản sao hợp lệ hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

– Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp (nếu có).

– 01 trong các giấy tờ có ảnh:

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.
  • Giấy xác nhận của Công an xã có dán ảnh và đóng giáp lai, cấp trong tối đa 03 tháng.

>>> Xem thêm: Phí công chứng huỷ hợp đồng mới nhất 2023

3. Thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp tiến hành thế nào?

Bước 1: Người lao động và doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp.

Bước 2: Người lao động hoặc doanh nghiệp gửi hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

Bước 3: Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Căn cứ hồ sơ đề nghị giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa xem xét và tổ chức khám giám định. Nếu không thực giám định bệnh nghề nghiệp thì trong 10 ngày làm việc, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do cho người lao động/doanh nghiệp biết.

Bước 4: Hội đồng giám định y khoa phát hành Biên bản giám định y khoa.

Sau có kết luận giám định y khoa của Hội đồng giám định, trong 10 ngày làm việc, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định cho người lao động/doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Công chứng sơ yếu lý lịch ngay tại phòng công chứng – miễn phí ký chủ nhật.

Như vậy, trên đây là giải đáp cho thắc mắc: “Hồ sơ và thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Top 3 văn phòng công chứng quận Đống Đa

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Theo quy định của pháp luật, phí công chứng sao y bản chính tối đa là bao nhiêu?

>>> Danh sách các công ty du lịch tại Việt Nam uy tín nhất

>>> Lệ phí chứng thực giấy ủy quyền theo thông tư 247 của bộ tài chính.

>>> Hướng dẫn tính phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán đất thổ cư tại Hà Nội

>>> Hướng dẫn tính phí công chứng mua bán xe qua ủy quyền.

>>> Xem ngay thông tư 257 về thu phí công chứng đối với mua bán căn hộ chung cư.

>>> Công chứng văn bản thỏa thuận vợ chồng trước hôn nhân.

>>> Phí sao giấy tờ tài liệu và thời gian tiếp nhận và trả tài liệu tại Văn phòng công chứng?

>>> Thụ uỷ là gì? Thủ tục uỷ quyền hai nơi tiến hành thế nào?

>>> Hợp đồng viết tay mua bán xe có hợp pháp không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *