Trong thời đại hiện đại với sự phát triển không ngừng của công nghệ và khoa học, quyền sáng chế đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sáng tạo và khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền sáng chế không phải lúc nào cũng dễ dàng, và xâm phạm vào quyền sáng chế là một vấn đề nhức nhối. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách xử lý xâm phạm quyền sáng chế để bảo vệ quyền lợi của các tác giả và nhà phát minh.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ được không?

1. Những hành vi xâm phạm quyền sáng chế

Căn cứ Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022, những hành vi sau đây được coi là xâm phạm quyền sáng chế:

  • Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ… trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.
  • Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.
xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trong đó, các yếu tố để xác định xâm phạm căn cứ theo Điều 74 Nghị định 65/2023/NĐ-CP bao gồm:

  • Sản phẩm/quy trình trùng/tương đương một bộ phận hay toàn bộ với sản phẩm được bảo hộ.
  • Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.

>>> Xem thêm: Những thủ tục và mức phí công chứng  hợp đồng ủy quyền đòi nợ thay hợp pháp.

2. Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sáng chế mới nhất

Để xử lý xâm phạm quyền sáng chế, Luật Sở hữu trí tuệ có đưa ra một số biện pháp dưới đây:

2.1 Về dân sự

Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

  • Buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sáng chế;
  • Buộc người vi phạm phải xin lỗi, cải chính công khai người bị xâm phạm quyền sáng chế;
  • Buộc người vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thỏa thuận với người bị xâm phạm quyền sáng chế
  • Buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại theo thiệt hại thực tế mà cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm thực hiện. Mức bồi thường thiệt hại sẽ do các bên thỏa thuận gồm các thiệt hại như: Thiệt hại về vật chất, tài sản, về danh dự, nhân phẩm, uy tín…
  • Buộc người vi phạm phải tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại các sản phẩm do hành vi xâm phạm quyền sáng chế tạo nên
xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

>>> Xem thêm: Công chứng ngoài trụ sở miễn phí – giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho quý khách.

Xem thêm:  VietGAP là gì? Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGAP

2.2 Xử phạt vi phạm hành chính

Ngoài các biện pháp về dân sự nêu trên, cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sáng chế còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2013/NĐ-CP:

STTGiá trị phạtGiá trị hàng vi phạmHành vi
1Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 – 02 triệu đồngDưới 03 triệu đồng– Bán, vận chuyển, chào hàng, tàng trữ, trưng bày để bán, thiết kế bố trí/sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền sáng chế.
– Khai thác công dụng của sản phẩm xâm phạm quyền sáng chế hoặc sản xuất sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền sáng chế.
– Đặt hàng, thuê người khác, giao việc cho người khác thực hiện các công việc trên.
2Từ 02-04 triệu đồngTrên 03 -05 triệu đồng
3Từ 04-08 triệu đồngTrên 05- 10 triệu đồng
4Từ -8-15 triệu đồngTrên 10 -20 triệu đồng
5Từ 15-25 triệu đồngTrên 20 – 40 triệu đồng
6Từ 25-40 triệu đồngTrên 40 – 70 triệu đồng
7Từ 40 – 60 triệu đồngTrên 70 – 100 triệu đồng
8Từ 60 – 80 triệu đồngTrên 100 -200 triệu đồng
9Từ 80 – 110 triệu đồngTrên 200 – 300 triệu đồng
10Từ 110 – 150 triệu đồngTrên 300 – 400 triệu đồng
11Từ 150 – 200 triệu đồngTrên 400 – 500 triệu đồng
12Từ 200 – 250 triệu đồngTrên 500 triệu đồng
13– 1,2 lần mức tiền phạt ở các mục trên nhưng không vượt quá 250 triệu đồng
– Dựa trên mục đích kinh doanh
Dựa trên mục đích kinh doanh với các hành vi:
Sản xuất gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, xây dựng, lắp ráp, chế biến, đóng gói… hàng hóa, sản phẩm xâm phạm quyền sản chế
Áp dụng quy trình xâm phạm với sáng chế
Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền sáng chế
Đặt hàng, thuê người khác, giao hàng với các hành vi ở trên

>>> Xem thêm: Đối tác kinh doanh là gì? Bí kíp tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả

Ngoài ra, Nghị định còn đình chỉ các hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ vi phạm từ số thứ tự 08 – 13 ở trên từ 01-03 tháng và đưa ra một số biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Loại bỏ và tiêu hủy yếu tố vi phạm. Nếu không thực hiện được thì phải tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm
  • Hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
  • Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm nêu trên.
Xem thêm:  Thủ tục cấp lại giấy khai sinh bản chính khi làm mất

2.3 Chịu trách nhiệm hình sự

Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tài Điều 226 của Luật Hình sự 2015

Cụ thể:

  • Cá nhân phạm tội có thể bị phạt đến 03 năm tù hoặc phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề trong thời hạn đến 05 năm…
  • Pháp nhân thương mại bị phạt tiền đến 05 tỷ đồng, bị cấm kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực hoặc huy động vốn trong thời gian đến 03 năm…

>>> Xem thêm: Dịch thuật công chứng giao tận nơi miễn phí trong 24h

3. Điều kiện bảo hộ bằng sáng chế, hiệu lực của sáng chế

Theo Điều 58 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sáng chế được bảo hộ dưới hai hình thức là Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Hai hình thức này yêu cầu phải có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp. Riêng đối với Bằng độc quyền sáng chế thì có thêm yêu cầu là có trình độ sáng tạo.

Như vậy khi đáp ứng đủ điều kiện để được pháp luật bảo hộ bằng sáng chế, những cá nhân tổ chức có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý xâm phạm như trên.

Trên đây là bài viết giải đáp về “Xâm phạm quyền sáng chế bị xử lý thế nào theo quy định mới 2023”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Bị can cần nộp bao nhiêu tiền để được tại ngoại?

>>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục công chứng bằng tốt nghiệp

>>> Quy trình đăng ký làm sổ đỏ online được thực hiện thế nào?

>>> Hồ sơ xin việc có bắt buộc phải công chứng trước khi nộp không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *