Hồ sơ Đảng viên là một phần quan trọng trong hệ thống quản lý của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là tài liệu tổng hợp chứa các thông tin quan trọng về Đảng viên, giúp quản lý và theo dõi hoạt động của họ trong Đảng. Vậy hồ sơ Đảng viên gồm những thông tin gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ đỏ là gì? Đất đang xảy ra tranh chấp có được cấp sổ không?

1. Hồ sơ Đảng viên gồm những gì?

1.1 Khi xem xét kết nạp Đảng

Khi quần chúng được xem xét kết nạp Đảng thì cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ dưới đây:

  • Giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp bồi dưỡng nhận thức Đảng. Để được kết nạp, trước tiên, quần chúng phải hoàn thành lớp học này và được cấp giấy chứng nhận.
  • Đơn xin vào Đảng. Đơn này do bản thân quần chúng tự viết.
  • Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra. Trước khi được xem xét kết nạp Đảng, Đảng viên phải khai lý lịch Đảng và cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm tra.
  • Giấy giới thiệu của Đảng viên chính thức. Nếu quần chúng được kết nạp thì sẽ được cử Đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ trong suốt thời gian dự bị 12 tháng.
  • Tổng hợp ý kiến nhận xét về người vào Đảng của đoàn thể chính trị, xã hội nơi người này sinh hoạt và của chi ủy (hoặc chi bộ) nơi người này cư trú.

Ngoài ra, nếu có thì người vào Đảng có thể nộp thêm Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc công đoàn cơ sở vào Đảng.

Hồ sơ Đảng viên

1.2 Khi đã được kết nạp Đảng, trở thành Đảng viên dự bị

Sau khi đã được xem xét và quyết định kết nạp vào Đảng, quần chúng sẽ trở thành Đảng viên dự bị trong thời gian 12 tháng để tiếp tục rèn luyện. Trong thời gian đó, Đảng viên dự bị phải nộp hồ sơ, giấy tờ dưới đây:

  • Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp Đảng viên của chi bộ, của Đảng ủy cơ sở
  • Quyết định kết nạp Đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền
  • Lý lịch Đảng viên và Phiếu Đảng viên
  • Báo cáo thẩm định nếu có của Đảng ủy bộ phận

>>> Xem ngay: Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ cho người hạn chế năng lực hành vi dân sự là bao nhiêu?

1.3 Khi được công nhận Đảng viên chính thức

Sau khi trải qua 12 tháng dự bị với sự giúp đỡ của Đảng viên chính thức, Đảng viên dự bị sẽ được xem xét và quyết định công nhận Đảng viên chính thức. Khi đó, Đảng viên phải nộp kèm theo hồ sơ dưới đây:

  • Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng dành cho Đảng viên mới do Trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy cấp theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
  • Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị trong đó nêu rõ ưu điểm, nhược điểm, khó khăn, thuận lợi… trong quá trình dự bị cũng như những quyết tâm khắc phục khó khăn, trở ngại và phát huy những điểm đã đạt được của người này khi trở thành Đảng viên chính thức.
  • Bản nhận xét của Đảng viên chính thức được cấp ủy phân công giúp đỡ. Bởi trong thời gian dự bị, Đảng viên dự bị sẽ được một Đảng viên chính thức giúp đỡ. Khi đó, Đảng viên chính thức phải viết một bản nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, tư tưởng, nhận thức, lối sống… của người Đảng viên dự bị này.
  • Bản nhận xét của chi ủy nơi cư trú và đoàn thể chính trị, xã hội nơi làm việc của Đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ.
  • Nghị quyết và quyết định công nhận Đảng viên chính thức với Đảng viên dự bị cùng với quyết định phát thẻ Đảng viên.
  • Báo cáo thẩm định (nếu có) của Đảng ủy bộ phận.
Xem thêm:  Thủ tục chứng thực dấu vân tay

Ngoài ra, trong quá trình là Đảng viên chính thức, một số loại giấy tờ mà Đảng viên cần có gồm: Quyết định tặng huy hiệu Đảng; các bản bổ sung hồ sơ hằng năm; các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch Đảng; quyết định điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu; giấy tờ sinh hoạt Đảng và các bản tự kiểm điểm hằng năm…

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội chưa có sổ hồng thì cần thực hiện thủ tục như thế nào?

1.4 Hồ sơ bổ sung hằng năm

Trong quá trình sinh hoạt Đảng, Đảng viên sẽ cần nộp phiếu bổ sung hồ sơ Đảng viên khi có sự thay đổi về trình độ, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình…

1.5 Khi chuyển sinh hoạt Đảng

Trong trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng, tùy vào nơi chuyển sinh hoạt Đảng, Đảng viên phải nộp cùng các loại giấy tờ dưới đây:

Chuyển sinh hoạt Đảng trong nước

  • Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng chính thức
  • Phiếu Đảng viên
  • Thẻ Đảng viên
  • Hồ sơ Đảng viên
  • Bản tự kiểm điểm Đảng viên, trong đó có nhận xét của chi bộ và cấp ủy cơ sở tại nơi trước khi Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng

>>> Xem thêm: Địa chỉ công ty dịch thuật công chứng nhanh chóng, uy tín, chất lượng tại Hà Nội.

Chuyển sinh hoạt Đảng trong cùng Đảng bộ

Khi chuyển sinh hoạt Đảng từ chi bộ này đến chi bộ khác trong cùng Đảng bộ thì sử dụng giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng nội bộ.

Chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài và ngược lại

  • Thẻ Đảng viên hoặc quyết định kết nạp nếu đang là Đảng viên dự bị
  • Bản tự kiểm điểm Đảng viên khi chuyển sinh hoạt Đảng trong đó kèm theo nhận xét của chi bộ, cấp ủy nơi Đảng viên này đang sinh hoạt hoặc nơi sẽ sinh hoạt tạm thời khi trở về
  • Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng ra nước ngoài nếu ra nước ngoài để đi học…

2. Bị mất, phải khôi phục lại hồ sơ Đảng viên gồm những gì?

Các loại hồ sơ Đảng viên cần khôi phục lại khi bị mất gồm:

  • Hồ sơ Đảng viên gồm: Lý lịch Đảng viên, phiếu Đảng viên, quyết định kết nạp Đảng viên (bản sao), quyết định công nhận Đảng viên chính thức và các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
  • Bản tường trình về việc làm mất hồ sơ Đảng viên có xác nhận của cấp ủy nơi quản lý hồ sơ.
  • Bản kiểm điểm trong đó nêu rõ trách nhiệm của tổ chức/cá nhân trong việc làm mất hồ sơ Đảng viên.
hồ sơ đảng viên

3. Đảng viên cần có giấy tờ gì để xin sao lại hồ sơ?

Trong nhiều trường hợp, nếu có nhu cầu cần sao lại hồ sơ Đảng viên, Đảng viên cần phải nhận được sự đồng ý của cấp ủy đang thực hiện việc quản lý hồ sơ và chỉ được thực hiện nghiên cứu, khai thác hồ sơ Đảng viên trong phòng hồ sơ.

Xem thêm:  Mẫu hợp đồng - Hợp đồng mẫu mới nhất theo quy định của pháp luật

Theo đó, hồ sơ cần có để xin sao chụp hồ sơ Đảng viên gồm: Giấy giới thiệu trong đó có sự đồng ý của cơ quan quản lý hồ sơ. Nếu mượn hồ sơ thì phải ký mượn vào sổ theo dõi và trả lại đúng thời hạn.

Trong quá trình thực hiện sao chụp hồ sơ, tuyệt đối không được tẩy xóa, sửa chữa, ghi thêm hoặc rút bớt, đưa thêm tài liệu vào trong hồ sơ.

>>> Xem thêm: 05 lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà mà người lao động cần biết?

Trên đây là bài viết giải đáp về “Hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng có điểm gì khác nhau?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Hủy bỏ di chúc trái luật: Nộp hồ sơ ở đâu? Thủ tục?

>>> Công chứng giấy ủy quyền nhờ người thân mua bán đất hết bao nhiêu tiền?

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền như thế nào? Ai có thẩm quyền chứng thực chữ ký?

>>> Cộng tác viên là gì? Quy trình hợp đồng cộng tác viên

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *