Đơn vị ở là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và quy hoạch đô thị. Nó đề cập đến một phần của một tòa nhà hoặc một căn hộ riêng lẻ mà người dân sử dụng để sống và làm việc. Vậy yêu cầu kỹ thuật về đơn vị ở như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>>> Xem thêm: Đất đang thế chấp ngan hàng có thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ được không?

1. Đơn vị ở là gì?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD nêu rõ:

Đơn vị ở là khu chức năng cơ bản của đô thị chủ yếu phục vụ nhu cầu ở bao gồm: Các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ – công cộng, cây xanh công cộng phục vụ cho nhu cầu thường xuyên, hàng ngày của cộng đồng dân cư; đường giao thông (đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe cho đơn vị ở

Theo đó, cấu thành một “đơn vị ở” sẽ phải có hệ thống công trình dịch vụ, công trình kèm theo như giáo dục (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), y tế, văn hóa thể thao, thương mại (chợ) để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của cư dân.

Đơn vị ở là gì?

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng di chúc bằng văn bản mất bao nhiêu tiền?

2. Phân loại đơn vị ở hiện nay thế nào?

Đơn vị ở hiện nay được phân thành 4 loại chính sau: đơn vị láng giềng, đơn vị ở cấp phường, khu nhà ở, khu thành phố. Mỗi đơn vị ở này có những đặc điểm khác nhau như sau:

Đơn vị ở Đặc điểm
Đơn vị ở láng giềngĐây là đơn vị ở nhỏ nhất, nó không bị giới hạn quá chặt chẽ về quy mô dân số; diện tích khoảng 3 – 4ha. Trong đơn vị ở láng giềng, mối quan hệ xã hội sẽ xoay quanh vấn đề làng xóm, láng giềng, quan tâm đến nhau, cùng chung mối quan tâm hàng ngày trong sinh hoạt, giao tiếp,…
Đơn vị ở cấp phườngĐây là đơn vị cơ sở trong cơ cấu quy hoạch khu dân dụng. Đơn vị ở cấp phường được tính tương đương với một đơn vị hành chính cấp phường. Quy mô đất đai của đơn vị ở cấp phường khoảng 16 – 25ha, với số dân từ 4000 đến 10000 người. Một đơn vị ở cấp phường bao gồm nhiều đơn vị ở láng giềng.
Khu nhà ởĐây là một loại đơn vị cơ bản đối với quy hoạch của các đô thị lớn hoặc rất lớn, bao gồm các phường có điều kiện địa lý tương tự nhau. Khu nhà ở có quy mô diện tích trung bình từ 80 đến 100 ha.
Khu thành phốĐây là đơn vị ở bao gồm một số khu nhà ở và các công trình văn hóa, chính trị, hành chính, hoặc các công trình hoạt động công cộng thông thường hoặc cao cấp, nó có thể là: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, rạp chiếu phim cấp tỉnh, thành phố, bưu điện, trường học,… thường được sử dụng đối với các thành phố loại I và loại đặc biệt, quy mô tương đương với cấp quận.

>>> Xem thêm: Công chứng điện tử là gì? Những lợi ích của công chứng điện tử hiện nay

Xem thêm:  Tìm hiểu tất tần tật thông tin về hệ thống điện quốc gia

3. Một số yêu cầu kỹ thuật về đơn vị ở

Căn cứ theo quy định tại Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BXD về Quy hoạch xây dựng thì các yêu cầu kỹ thuật về đơn vị ở được quy định như sau:

– Quy mô dân số tối đa của một đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của một đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2 800 người).

– Đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị được quy định theo từng loại đô thị, cụ thể:

  • Đô thị loại I – II: 15 – 28m2/người.
  • Đô thị loại III – IV: 28 – 45m2/người.
  • Đô thị loại V: 45 – 55m2/người.
Đơn vị ở là gì?

Đối với khu vực quy hoạch là nội thành, nội thị tại các đô thị loại đặc biệt thì áp dụng chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị như quy định đối với đô thị loại I. Các đô thị khác thuộc đô thị loại đặc biệt căn cứ vào định hướng quy hoạch để áp dụng chỉ tiêu đối với đô thị cùng loại;

– Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu đạt 2 m2/người. Mỗi đơn vị ở phải có tối thiểu một công viên, vườn hoa với quy mô tối thiểu là 5.000 m2 và đảm bảo cho các đối tượng dân cư trong đơn vị ở (đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em) đảm bảo tiếp cận sử dụng. Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi phục vụ nhóm nhà ở với bán kính phục vụ không > 300 m.

Xem thêm:  Giám hộ đương nhiên có cần phải đăng ký không?

– Đối với dự án có quy mô dân số tương đương đơn vị ở, việc bố trí các công trình dịch vụ – công cộng cấp đơn vị ở, cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tuân thủ quy hoạch cấp trên và các quy định đối với đơn vị ở.

>>> Xem thêm: Quy trình chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản

– Đối với các dự án có quy mô dân số dưới 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là dưới 2.800 người), việc bố trí các công trình dịch vụ – công cộng, cây xanh sử dụng công cộng tuân thủ theo quy hoạch cấp trên. Ngoài ra, chỉ tiêu đất cây xanh trong khu vực dự án phải đảm bảo tối thiểu là 1m2/người và phải bố trí cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo phục vụ đủ cho khu vực dự án.

– Trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình không thuộc đơn vị ở. Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở.

– Khi quy hoạch các khu đất sử dụng hỗn hợp phải thể hiện tỷ lệ đất cho mỗi chức năng.

– Quy hoạch các lô đất có công trình hỗn hợp phải thể hiện tỷ lệ diện tích sàn sử dụng cho mỗi loại chức năng. Quy hoạch các công trình hỗn hợp có yếu tố ở bao gồm cả dịch vụ lưu trú (nếu có) phải xác định quy mô dân số để tính toán nhu cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán nhà đất được tính như thế nào theo quy định của pháp luật?

Trên đây là bài viết giải đáp về “Đơn vị ở là gì? Một số yêu cầu kỹ thuật về đơn vị ở”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định

>>> Phí công chứng mua bán nhà đất chung cư mới cập nhập 2023

>>> Thủ tục công chứng di chúc miệng ngoài trụ sở mới nhất 2023

>>> Bí quyết lựa chọn đối tác kinh doanh hoàn hảo, đáng tin

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *