Hộ chiếu là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt buộc nếu muốn xuất cảnh đi nước ngoài. Nhà nước quy định về điều kiện xuất cảnh áp dụng chung cho mọi lứa tuổi, không phân biệt người lớn hay trẻ em. Vì vậy, khi đi nước ngoài, trẻ em cũng bắt buộc phải làm hộ chiếu đầy đủ. Cùng tìm hiểu về hộ chiếu trẻ em trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ em đi nước ngoài có phải có hộ chiếu không?

Điều 33 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 có nêu rõ, điều kiện để công dân Việt Nam được xuất cảnh phải có tất cả các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn hạn sử dụng. Theo Điều 6 Luật này, giấy tờ xuất nhập cảnh gồm hộ chiếu (ngoại giao hoặc công vụ hoặc phổ thông), giấy thông hành. Trong đó, hộ chiếu có gắn chip hoặc không gắn chip và phải còn hạn từ đủ 06 tháng trở lên.

– Có thị thực (hay thường được gọi là visa) hoặc giấy tờ khác chứng minh bản thân công dân đó được nước đến cho nhập cảnh trừ trường hợp được miễn visa.

– Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh: Bị can, bị cáo, người phải thi hành án dân sự, người mắc dịch bệnh nguy hiểm lây lan hoặc truyền nhiễm và phải ngăn ngay việc xuất cảnh…

Đặc biệt, theo khoản 2 Điều 33 Luật này, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Trong khi đó, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 nêu rõ, trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Như vậy, nếu trẻ em dưới 14 tuổi khi đi nước ngoài thì bắt buộc phải có hộ chiếu, visa (trừ trường hợp đến quốc gia miễn visa cho người Việt Nam) và người đại diện hợp pháp đi cùng; trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ cần có hộ chiếu và visa (trừ trường hợp đến quốc gia miễn visa cho người Việt Nam).

>>> Xem thêm: Sở tư pháp có hỗ trợ dịch thuật công chứng hộ chiếu lấy ngay hay không?

Trẻ em đi nước ngoài có phải có hộ chiếu không?

2. Phải có những giấy tờ gì khi trẻ em đi nước ngoài?

Căn cứ phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 84 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT, giấy tờ trẻ em cần có khi đi nước ngoài gồm:

– Vé máy bay.

Trẻ em từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi

– Hộ chiếu hoặc giấy thông hành.

– Thị thực rời.

– Thẻ thường trú, thẻ tạm trú.

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc giấy xác nhận nhân thân do công an cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận gồm các nội dung: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, lý do xác nhận… và có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày xác nhận.

Trẻ em dưới 14 tuổi nếu không có hộ chiếu riêng hoặc cấp chung với hộ chiếu cha mẹ

– Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh (nếu dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh) – là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng tại quận Đống Đa

– Giấy xác nhận của tổ chức xã hội nếu trẻ em đó được tổ chức này nuôi dưỡng (có giá trị sử dụng trong 06 tháng kể từ ngày xác nhận).

>>> Xem thêm: Khám phá top 10 công ty dịch thuật uy tín hỗ trợ trả hồ sơ, giấy tờ nhanh ngay tại đây!

3. Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em khi đi nước ngoài

Căn cứ Thông tư 29/2016/TT-BCA, thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em được thực hiện như sau:

3.1 Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi

3.1.1 Hồ sơ

– Tờ khai hộ chiếu có dán ảnh cỡ 4×6; cha mẹ khai thay và ký thay, có xác nhận và đóng dấu giáp lai vào ảnh của công an cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú.

– Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh (nếu trẻ em dưới 01 tháng tuổi chưa được cấp giấy khai sinh). Những giấy tờ này là bản sao chứng thực. Nếu không có chứng thực thì có thể nộp bản sao mà xuất trình bản chính để đối chiếu.

– Hai ảnh cỡ 4×6.

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha hoặc mẹ – người đi nộp hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ.

3.1.2 Nơi nộp hồ sơ

Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú.

Lưu ý: Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em không thực hiện online cũng như không nộp hồ sơ qua bưu chính mà chỉ có trường hợp được nộp trực tiếp.

3.1.3 Thời gian giải quyết

Thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2016/TT-BCA).

3.1.4 Lệ phí

Căn cứ Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp mới hộ chiếu 200.000 đồng/lần cấp.

>>> Xem thêm: Hộ chiếu người nước ngoài có thể chứng thực ở đâu?

3.2 Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em từ đủ 14 – 16 tuổi

Với đối tượng này, thủ tục cấp hộ chiếu được thực hiện như khi cấp hộ chiếu cho người lớn. Và thủ tục cấp hộ chiếu cũng thực hiện theo quy định của Thông tư 29/2016/TT-BCA như sau:

3.2.1 Hồ sơ

– Tờ khai làm hộ chiếu.

– Hai ảnh 4×6.

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân còn giá trị.

3.2.2 Nơi nộp hồ sơ

– Đã có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh bất kỳ tỉnh, thành nào thuận tiện.

– Chưa có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Trong đó, hình thức nộp đa dạng hơn: Nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp online.

3.2.3 Thời gian giải quyết

Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2016/TT-BCA).

3.2.4 Lệ phí

Lệ phí cấp mới hộ chiếu 200.000 đồng/lần cấp theo Thông tư 25/2021/TT-BTC.

Xem thêm:  Có thể nhận nuôi hai đứa con nuôi cùng lúc không?

>>> Xem thêm: Quy định về công chứng bản dịch hộ chiếu Trung Quốc có đường lưỡi bò.

Như vậy, trên đây là giải đáp cho thắc mắc: “Trẻ em có cần xin hộ chiếu khi đi nước ngoài?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Công chứng mua bán căn hộ chung cư từ chủ đầu tư, chưa có sổ cần giấy tờ gì?

>>> Dịch công chứng Hợp đồng cho thuê lại mặt bằng kinh doanh sang tiếng nước ngoài bao nhiêu tiền?

>>> Công chứng sơ yếu lý lịch cần mang giấy tờ gì?

>>> Công chứng văn bản thừa kế di sản đối với đất thờ cúng

>>> Địa chỉ phòng công chứng có giá công chứng sơ yếu lý lịch rẻ nhất!

>>> Đối với bất động sản, vợ tặng cho chồng có phải nộp thuế không? Và phải nộp những khoản thuế gì?

>>> Những giấy tờ nào bắt buộc phải chứng thực khi sang tên nhà đất, ô tô?

>>> 5 điểm mới về lệ phí trước bạ trong Nghị định 10/2022/NĐ-CP

>>> Mẫu dấu sao y bản chính của công ty được cấp phép khi nào?

>>> Công chứng chấm dứt hợp đồng ủy quyền có cần cả hai bên cùng đến ký không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *