Năm 2023, hạn mức đất tôn giáo là bao nhiêu? Việc quản lý đất tôn giáo do ai thực hiện? Bài viết dưới đây của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ giúp bạn đọc giải đáp các vấn đề trên.

>>> Xem ngay: Sổ hồng là gì ? Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng chỉ bằng 1 số cách siêu đơn giản sau.

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm những đất nào?

Theo quy định tại Điều 57 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất cơ sở tôn giáo gồm:

– Đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo;

– Trụ sở của tổ chức tôn giáo;

– Các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm những đất nào?

2. Hạn mức đất tôn giáo thế nào?

Theo Luật Đất đai hiện hành không quy định cụ thể về hạn mức giao đất tôn giáo, thay vào đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Điều này cũng có nghĩa, hạn mức đất giao cho cơ sở tôn giáo sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, bởi vậy mỗi địa phương sẽ quy định về hạn mức giao đất tôn giáo khác nhau.

>>> Xem thêm: Biểu phí công chứng cập nhật mới và đầy đủ nhất 2023

Ví dụ, tại tỉnh Bình Phước, theo Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND (sửa đổi bởi Quyết định 43/2016/QĐ-UBND) quy định về hạn mức giao đất cho cơ sở tôn giáo như sau:

– Hạn mức giao đất mới cho các cơ sở tôn giáo để xây dựng không vượt quá 5.000m2’;

– Đối với cơ sở tôn giáo hoạt động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì hạn mức giao đất theo hiện trạng đang sử dụng;

– Đối với cơ sở tôn giáo có nhu cầu sử dụng đất lớn hơn 5.000 m2 thì căn cứ theo quỹ đất, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét quyết định diện tích đất giao cho từng trường hợp cụ thể.

* Tuy nhiên, căn cứ theo Nghị quyết 18-NQ/TW thì trong tương lai, việc giao đất cho cơ sở tôn giáo sẽ được quy định cụ thể hơn theo hướng:

– Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo. 

– Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. 

– Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất tôn giáo?

Theo khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quản lý đối với đất cơ sở tôn giáo, điều này được thể hiện qua một số quy định sau:

Xem thêm:  Thủ tục xin giấy phép tư vấn du học mới nhất [Hướng dẫn chi tiết]

– Có thẩm quyền giao đất đối với cơ sở tôn giáo (điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2013).

– Có thẩm quyền thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo (điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013).

– Có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở tôn giáo (khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai 2013).

 >>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ tại Hà Nội miễn phí giao ngay khi có sổ

Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất tôn giáo?

4. Quy trình cấp đất tôn giáo hiện nay thế nào?

Trước tiên, theo Điều 169 Luật Đất đai 2013, cơ sở tôn giáo nhận đất tôn giáo thông qua các hình thức sau:

– Nhà nước giao đất tôn giáo;

– Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

– Theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận;

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật hỗ trợ thực hiện công chứng, chứng thực giấy tờ mua bán đất

Về quy trình giao đất tôn giáo, trước tiên cơ sở tôn giáo cần tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các thông tin về diện tích đất của cơ sở theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Sổ đỏ có được phép không có sơ đồ thửa đất?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định. Sau khi đã đủ cơ sở, đủ điều kiện theo quy định thì tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là giải đáp về Hạn mức đất tôn giáo. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hỗ trợ dịch vụ sang tên sổ đỏ đảm bảo độ uy tín cao

>>> Có cần công chứng giấy ủy quyền khi nhờ thực hiện đăng ký thường trú

 >>>  Dịch thuật lấy ngay miễn phí giao uy tín tại Hà Nội

>>>  Mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế mới cập nhật chi tiết nhất hiện nay

>>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú dài hạn

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *