Lợi ích và quyền lợi liên quan đến tăng lương cơ bản là một chủ đề quan trọng mà nhiều người lao động quan tâm. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về lộ trình tăng lương cơ bản theo quy định mới nhất cho đến năm 2025.

>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng làm thứ 7 chủ nhật gần nhất thực hiện sao y giấy tờ lấy ngay trong ngày

1. Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 thế nào?

Theo tinh thần của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết 27-NQ/TW về chính sách tiền lương, nước ta đã trải qua 04 lần cải cách tiền lương, từng bước nâng cao đời sống của người lao động.

Tại Nghị quyết này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đưa ra lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 cho nhiều đối tượng, cả ở khu vực công gồm cán bộ, công chức, viên chức và ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm người lao động.

Trong đó, được hiểu lương cơ bản là mức lương thấp nhất, không bao gồm các loại phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng… mà cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhận được.

lộ trình tăng lương

Trong khu vực công

Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025 được Bộ Chính trị đặt ra tại Nghị quyết 27 là tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ cao hơn tiền lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Mục tiêu đến 2025 để tạo tiền đề cho lộ trình đến năm 2030 là tiền lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương cơ bản của vùng cao nhất trong khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có thể lộ trình này sẽ chưa thể thực hiện theo đúng tiến độ bởi theo Nghị quyết 27, dự kiến cải cách tiền lương sẽ áp dụng thống nhất bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang từ năm 2021 trong toàn hệ thống chính trị.

Đồng thời, năm 2021 cũng là năm mà tiền lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương cơ bản bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nền kinh tế của nước ta nên trong năm 2021, cải cách tiền lương đã không thể thực hiện được. Bởi vậy, những dự kiến về cải cách tiền lương cũng bị hoãn đến thời điểm thích hợp và mới đây, thời điểm có thể là từ 01/7/2024 nếu không có gì thay đổi.

Xem thêm:  Có bắt buộc phải thành lập bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không?

>>> Xem thêm: Mức phí dịch vụ sang tên sổ đỏ khi mua đất qua môi giới là bao nhiêu?

Trong khu vực doanh nghiệp

Đến năm 2025, tiền lương áp dụng với người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo phương thức khoán chi phí gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Và đây sẽ là tiền đề cho việc giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 27 này, người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ hưởng mức tiền lương theo phương thức khoán và gắn liền với nhiệm vụ kinh doanh của chính doanh nghiệp đó đến năm 2025.

2. Có đúng tăng lương phải gắn liền với tinh giản biên chế?

Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, cải cách tiền lương là yêu cầu khách quan và nhân tố quan trọng trong việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy nhà nước.

Trong đó, mục tiêu từ năm 2018 đến 2020 của khu vực công bên cạnh việc tăng lương cơ sở, không bổ sun phụ cấp mới theo nghề thì cần phải hoàn thành việc xây dựng, ban hành chế độ tiền lương mới gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế.

lộ trình tăng lương

Hiện nay, do dịch Covid-19 nên các cơ quan đang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm và tinh giản biên chế.

Đơn cử như hiện nay, một số Bộ đã ban hành các Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm như:

  • Vị trí việc làm của công chức lĩnh vực tài chính tại Thông tư 54/2023/TT-BTC.
  • Vị trí việc làm của công chức chuyên ngành lĩnh vực văn phòng tại Thông tư số 02/2023/TT-VPCP.
  • Vị trí việc làm của viên chức lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch tại Thông tư số 10/2023/TT-BVHTTDL…

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở đâu? Công chứng mất bao lâu?

(những văn bản này sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2023 tới đây)

Đồng thời, trong cơ cấu tiền lương một số chính sách gắn với tinh giản biên chế như: Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế; tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách để tạo nguồn bền vững cho cải cách chính sách tiền lương…

Xem thêm:  Quy định về làm thẻ căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi

Trên đây là bài viết giải đáp về “Lộ trình tăng lương cơ bản đến 2025 theo quy định mới nhất 2023”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Trình tự thủ tục cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá như thế nào?

>>> Di chúc miệng là gì? Lập di chúc miệng có hợp pháp không?

>>> Dịch thuật lấy ngay hỗ trợ dịch bằng TOEIC, ILETS cả thứ bảy, chủ nhật.

>>> Bí quyết kiểm tra sổ đỏ thật giả dễ dàng, đơn giản, chính xác

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *