Khi nhận được di sản thừa kế là nhà đất thì người thừa kế có nghĩa vụ nộp một số khoản tiền nhất định, trừ trường hợp được miễn. Dưới đây là những lệ phí có thể phải nộp khi nhận thừa kế nhà đất.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ khi nhận chuyển nhượng nhà đất từ bố mẹ nhanh chóng, uy tín số 1.

1. Thuế thu nhập cá nhân

Trường hợp 1: Không phải nộp vì được miễn

– Giữa vợ với chồng;

– Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

– Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;

– Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;

– Cha vợ, mẹ vợ với con rể;

– Ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

– Anh chị em ruột với nhau.

Trường hợp 2: Phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Nếu không thuộc trường hợp 1 thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

Theo điểm c khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản phải nộp thuế thu nhập cá nhân, gồm:

– Quyền sử dụng đất;

– Quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất;

– Quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;

– Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai;

– Quyền thuê đất;

– Quyền thuê mặt nước;

– Các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức.

Mức thuế phải nộp:

>>> Xem thêm: Công chứng văn bản thừa kế di sản tại nhà riêng hết bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 4 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi nhận thừa kế bất động sản được xác định theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Giá trị bất động sản nhận được

Lưu ý: Chỉ những bất động sản có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng mới phải nộp thuế.

1. Thuế thu nhập cá nhân

2. Lệ phí trước bạ

Trường hợp 1: Miễn lệ phí trước bạ

Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là di sản thừa kế giữa những người sau đây thì được miễn lệ phí trước bạ:

– Giữa vợ với chồng;

– Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

– Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;

– Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;

– Cha vợ, mẹ vợ với con rể;

Xem thêm:  Mẫu đơn ký giáp ranh với mảnh đất liền kề 2022 và cách ghi

– Ông nội, bà nội với cháu nội;

– Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

– Anh, chị, em ruột với nhau.

Trường hợp 2: Phải đóng lệ phí trước bạ

Ngoài những trường hợp được miễn lệ phí trước bạ thì người nhận thừa kế khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở phải nộp lệ phí trước bạ theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá trị bất động sản nhận được

Trong đó, giá trị bất động sản nhận được căn cứ theo giá của Nhà nước, cụ thể:

– Đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì căn cứ vào giá đất tại bảng giá đất.

– Đối với di sản thừa kế là nhà ở thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do các tỉnh, thành quy định (phải xem tại văn bản của từng tỉnh, thành).

2. Lệ phí trước bạ

3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Phải nộp khoản lệ phí này nếu người nhận thừa kế có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận mới (Giấy chứng nhận mới đứng tên mình thay vì vẫn để Giấy chứng nhận cũ và chỉ đăng ký biến động để ghi tên vào trang 4 của Giấy chứng nhận).

Mức lệ phí phải nộp: Dù các tỉnh thành có mức thu khác nhau nhưng đều thu dưới 100.000 đồng/Giấy chứng nhận/lần cấp.

4. Phí thẩm định hồ sơ

Điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định:

“Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng di chúc miệng ngoài trụ sở mới nhất 2023

Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp”.

Theo đó, phí thẩm định hồ sơ khi đăng ký biến động (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…) do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.

Lưu ý: Chỉ một vài tỉnh, thành thu khoản phí thẩm định hồ sơ

Trên đây là những khoản tiền có thể phải nộp khi nhận thừa kế nhà đất, mặc dù có nhiều nghĩa vụ tài chính nhưng trên thực tế chủ yếu là được miễn nên số tiền phải nộp rất ít; nhưng vẫn lưu ý, người nhận thừa kế được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ thì vẫn có nghĩa vụ kê khai với cơ quan thuế để quản lý.

Xem thêm:  Có cần công chứng hợp đồng mua chung cư không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ A-Z

>>> Địa chỉ cung cấp dịch vụ công chứng di chúc tại nhà miễn phí ngay tại Hà Nội.

>>> Sổ đỏ là gì? Ý nghĩa của các thông tin ghi trên sổ đỏ?

>>> Thông tin 3 loại phí, thuế hộ kinh doanh phải nộp 2023

>>> Phí công chứng mua bán nhà đất tặng cho con cái mới cập nhật 2023

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *