Nhiều người mất quốc tịch Việt Nam có mong muốn được quay trở lại quốc tịch Việt Nam để thuận lợi sinh sống, làm việc. Vậy khi nộp hồ sơ đến cơ quan xét duyệt, ai là người có thẩm quyền cấp lại quốc tịch Việt Nam? Trường hợp nào được cấp trở lại, trường hợp nào không? Cùng văn phòng Nguyễn Huệ tìm hiểu về những vấn đề này nhé!

>>> Xem thêm: Phí công chứng giấy khai sinh

1. Thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam là gì?

Thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam là Chủ tịch nước. Chủ tịch nước sẽ xem xét, quyết định sau khi nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, người xin trở lại không nộp trực tiếp hồ sơ cho Thủ tướng Chính phủ để cơ quan này xin ý kiến của Chủ tịch nước mà hồ sơ xin trở lại sẽ được nộp tại Sở Tư pháp nơi cu trú trong nước của người yêu cầu.

Nếu người yêu cầu cư trú ở nước ngoài thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

Sau khi Sở Tư pháp nhận được hồ sơ thì cơ quan này sẽ xác minh thông tin về nhân thân bằng cách gửi văn bản đề nghị tới cơ quan công an cấp tỉnh. Trong thời gian đó, Sở Tư pháp sẽ tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của công an cấp tỉnh, Sở Tư pháp phải hoàn tất hồ sơ để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sau đó cơ quan này xem xét, kết luận, đề xuất gửi ý kiến lên Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp cũng chính là cơ quan sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi xem xét, thẩm định lại hồ sơ.

Như vậy, có thể thấy, thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam là Chủ tịch nước. Nhưng trước đó, hồ sơ sẽ được nhiều cơ quan xem xét, thẩm tra, xác minh… từ Sở Tư pháp, công an cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.

>>> Xem thêm: Công chứng bản sao giấy khai sinh ở phường có được không?

2. Trường hợp nào được trở lại?

Chỉ có người đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại thì có thể trở lại quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, các trường hợp đã mất quốc tịch được trở lại gồm:

– Được thôi quốc tịch Việt Nam.

– Bị tước quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng này phải sau 05 năm kể từ ngày bị tước mới được xem xét cho trở lại.

Xem thêm:  Quy định mức đền bù đất nuôi trồng thủy sản mới nhất 2023

– Do cha mẹ thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sống cùng cha mẹ cũng thay đổi theo cha mẹ mình.

– Trẻ em chưa đủ 15 tuổi tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc chỉ tìm thấy mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch Việt Nam.

– Thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Trường hợp này phải có dự án đầu tư đã được cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư này (theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 16/2020/NĐ-CP).

– Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch của nước ngoài tuy nhiên không được nhập quốc tịch nước ngoài.

>>> Xem thêm: Hộ chiếu người nước ngoài có thể chứng thực ở đâu?

Điều kiện để các đối tượng trên được trở lại quốc tịch Việt Nam là:

– Có đơn xin quay trở lại.

– Xin hồi hương về Việt Nam.

– Có vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam.

– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

– Sự quay trở lại quốc tịch Việt Nam có lợi cho Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ví dụ như người này có tài năng thực sự vượt trội trong một trong các lĩnh vực như giáo dục, thể thao, y tế…

Đồng thời, người này phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ các đối tượng sau đây: Là vợ/chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ của công dân Việt Nam; có công lao trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Việt Nam; có lợi cho nước Việt Nam.

>>> Xem thêm: Quy định về công chứng bản dịch hộ chiếu Trung Quốc? Tại sao không được công chứng hộ chiếu Trung Quốc?

Như vậy, trên đây là giải đáp cho thắc mắc: “Thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Hủy bỏ di chúc trái luật: Nộp hồ sơ ở đâu? Thủ tục?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Quy định của pháp luật về tặng cho tài sản nhà ở từ ông bà sang cho cháu

>>> Bạn đang tìm văn phòng công chứng gần đây? Click để xem ngay!

>>> Phí sao giấy tờ tài liệu và thời gian tiếp nhận và trả tài liệu tại Văn phòng công chứng?

>>> Dịch vụ công chứng toàn thành phố HN – miễn phí công chứng cuối tuần.

>>> Cách thức liên hệ và thủ tục giấy tờ công chứng mua bán xe vào chủ nhật miễn phí.

>>> Bạn chuẩn bị kết hôn? bạn nên quan tâm: Công chứng văn bản thỏa thuận vợ chồng trước hôn nhân.

>>> Hiệu lực của di chúc có thời hạn 30 năm? Đúng hay sai?

>>> Sở tư pháp có hỗ trợ dịch thuật công chứng không? Phí công chứng bản dịch hiện nay được quy định như thế nào?

>>> Công chứng hợp đồng mua bán xe máy cũ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

>>> Phân biệt bản sao có chứng thực và Bản sao không chứng thực.

>>> Thủ tục xin cấp sổ đỏ nhà tái định cư, nhà đất, chung cư

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *