Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu là 3 loại giấy tờ tùy thân quan trọng đối với mỗi người. Thời gian tới 3 loại giấy tờ này sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý nhằm phục vụ nhanh chóng và hiệu quả cho công tác quản lý. Những thay đổi đó là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Sao y bản chính căn cước công dân không cần bản gốc? Đúng hay sai?

1. Thay đổi đối với Chứng minh nhân dân 

Dù Nhà nước đã ngừng cấp Chứng minh nhân dân và thay bằng Căn cước công dân từ năm 2021, tuy nhiên, những người dân đang sử dụng chứng minh nhân dân nếu còn hạn thì vẫn có giá trị. Theo đó, hiện còn không ít người dân chưa đi làm Căn cước mà vẫn đang sử dụng chứng minh nhân dân.

Thế nhưng, điều đáng chú ý là theo đề xuất của Bộ Công an, chứng minh nhân dân sẽ chính thức bị khai tử vào ngày 01/01/2025. Tức là đến thời điểm đó, dù chứng minh nhân dân vẫn còn thời hạn thì người dân cũng không được phép sử dụng nữa mà phải đi làm thủ tục cấp đổi sang Căn cước công dân.

Tuy nhiên, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành mà có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Thay đổi đối với Chứng minh nhân dân 

2. Thay đổi đối với Căn cước công dân

2.1 Thẻ Căn cước công dân sẽ được đổi tên thành thẻ Căn cước

Đây là nội dung được nêu tại Nghị quyết 46 của Chính phủ. Sự thay đổi này được cho để phù hợp với thực tế nhiều loại giấy tờ khác, như hộ chiếu, giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm cũng không có từ “công dân”

Đồng thời, cũng để phù hợp với thông lệ quốc tế, khi mà hầu hết các nước trên thế giới cũng chỉ ghi là thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước quốc gia.

Việc thay đổi tên thẻ căn cước công dân thành căn cước được cho là không ảnh hưởng gì tới việc làm các thủ tục, giao dịch của người dân. Trái lại, còn giúp ngắn gọn, tiết kiệm và hoàn thiện thẻ căn cước nhanh hơn.

>>> Xem thêm: Chủ nhật có thể dịch thuật, công chứng căn cước công dân ở đâu?

2.2 Nhiều thông tin trên thẻ căn cước công dân sẽ thay đổi

Không chỉ thay đổi về tên gọi, nhiều thông tin trên thẻ Căn cước công dân dự kiến cũng sẽ được điều chỉnh theo dự thảo Luật Căn cước công dân, như:

– Số thẻ căn cước công dân sửa thành số định danh cá nhân

– Quê quán sửa thành nơi đăng ký khai sinh

– Nơi thường trú sửa thành nơi cư trú

– Chữ ký của người cấp thẻ sửa thành “Nơi cấp: Bộ Công an”

– Và đặc biệt, trên thẻ sẽ không còn dấu vân tay như thẻ Căn cước công dân hiện nay. Tuy nhiên, người dân khi đi làm thẻ vẫn phải thực hiện thủ tục lấy dấu vân tay như bình thường, thông tin này sẽ được lưu lại trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay vì in trên thẻ

Xem thêm:  Không phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc theo loại hợp đồng lao động nào?

Tuy nhiên, dù có đổi tên hay thay đổi một số nội dung trên thẻ thì người dân vẫn không cần phải đi làm lại thẻ, thẻ cũ vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn

2.3 Cấp Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi

Tiếp theo, dự kiến, thẻ Căn cước cũng sẽ được cấp cho cả những người dưới 14 tuổi, thay vì phải đủ 14 tuổi mới được cấp như hiện nay, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của nhóm đối tượng này và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy tiện ích của thẻ Căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.

Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho công dân dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với công dân từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc như quy định của Luật Căn cước công dân hiện hành.

3. Thay đổi đối với hộ chiếu

3.1 Đơn giản hóa giấy tờ liên quan khi làm hộ chiếu phổ thông

Thứ nhất là không còn cần mang quá nhiều loại giấy tờ liên quan khi làm thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông. Cụ thể, nếu như dự thảo này được thông qua, người dân đi làm hộ chiếu chỉ cần mang:

– Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp hộ chiếu. trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền.

– Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Trong khi, Luật hiện hành quy định người dân phải mang thêm Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi; Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất.

>>> Xem thêm: Hộ chiếu người nước ngoài có thể chứng thực ở đâu?

3.2 Thêm trường hợp không bị hủy giá trị thẻ Căn cước

Tiếp đó, dự thảo này cũng bổ sung thêm một trường hợp mà hộ chiếu bị hủy giá trị sử dụng. Đó là trường hợp đã quá 12 tháng kể từ ngày hẹn nhận kết quả đề nghị cấp hộ chiếu mà không đến nhận hộ chiếu.

Cuối cùng, dự thảo cũng:

– Bổ sung thông tin về nơi sinh của công dân trên hộ chiếu

– Bổ sung hình thức để làm hộ chiếu là có thể làm qua mạng.

Những nội dung này trước đây chưa được quy định tại Luật Xuất nhập cảnh nhưng đã được quy định tại các văn bản dưới luật và đã được áp dụng. Do đó, không hẳn là quy định mới.

Xem thêm:  Người dân có quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT hay không?

>>> Xem thêm: Quy định về công chứng bản dịch hộ chiếu Trung Quốc? Tại sao không được công chứng hộ chiếu Trung Quốc?

Như vậy, trên đây là giải đáp cho thắc mắc: “3 loại giấy tờ tùy thân quan trọng sắp có nhiều thay đổi”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Dịch công chứng Hợp đồng cho thuê lại mặt bằng kinh doanh sang tiếng nước ngoài bao nhiêu tiền?

>>> Công chứng ủy quyền mua nhà có bị mất 2 lần thuế không?

>>> Hai bên ký kết Công chứng hợp đồng mua bán xe tại phòng công chứng đã được coi là chủ sở hữu chiếc xe chưa?

>>> Theo quy định của pháp luật, phí công chứng nhà đất bên nào chịu khi chuyển nhượng bất động sản?

>>> Top 3 công ty du lịch tại Việt Nam được khách hàng đánh giá cao trên mạng xã hội

>>> Phí sao giấy tờ tài liệu và thời gian tiếp nhận và trả tài liệu tại Văn phòng công chứng?

>>> Thủ tục công chứng giấy vay tiền giữa cá nhân và công ty?

>>> Công chứng mua bán qua ủy quyền có hợp pháp không? Cách phòng tránh tranh chấp phát sinh khi mua bán qua ủy quyền.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *