Khi ly hôn, ngoài việc phân chia tài sản chung thì việc giành quyền nuôi con là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người làm cha, làm mẹ. Là bậc cha mẹ thì ai cũng muốn trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, vì thế việc tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn là vấn đề thường xuyên xảy ra. Vậy cách để giành quyền nuôi con khi ly hôn là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trường hợp nào phải giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Theo đó, sau khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:

– Con chưa thành niên.

– Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.

>>> Xem thêm: Công chứng chuyển nhượng đất cho người chưa đủ 18 tuổi được không?

2. Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

2.1 Phải chứng minh gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Để được giành quyền nuôi con, cha mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

Theo đó, về điều kiện kinh tế: Một trong hai người phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định… Về tinh thần phải chứng minh bản thân có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…

Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định ….

2.2 Tuổi của con có ảnh hưởng gì trong cuộc chiến giành nuôi con?

Ngoài những quy định nêu trên, có một số điểm cần lưu ý về tuổi của con khi giành quyền nuôi con sau đây:

– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì ai trong hai vợ chồng muốn nuôi con phải hỏi qua nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi và chăm sóc con.

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng tặng cho bất động sản từ bố mẹ sang con chưa đủ 18 tuổi.

Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

2.3 Có được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa có quyết định?

Quyền được trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định. Trong các trường hợp được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sau đây có thể được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định:

– Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con.

– Nếu con trên 07 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con.

– Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa.

Xem thêm:  Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe tiến hành thế nào?

– Nếu cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ.

2.4 Không đăng ký kết hôn có được giành quyền nuôi con không?

Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, nam nữ có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không làm thủ tục mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Mặc dù không làm phát sinh quan hệ hôn nhân nhưng nếu có con chung thì vẫn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con như khi là vợ chồng. Theo đó, khi không ở với nhau nữa, để giành được quyền nuôi con thì hai bên có thể thỏa thuận.

Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.

>>> Xem thêm: Mức thu phí, lệ phí chứng thực mới nhất đối với giấy tờ tùy thân khi sang tên sổ đỏ.

3. Quyền của cha mẹ trong giành quyền nuôi con khi ly hôn

Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại, có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.

3.1 Quyền thăm nom

Mặc dù không được trực tiếp nuôi con nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người này cùng với tôn trọng tình cảm cha mẹ con cái được pháp luật bảo vệ, người không nuôi con được quyền thăm nom con cái mà không ai được cản trở.

Tuy nhiên, không thể lấy lý do thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó, người có trách nhiệm nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom.

Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý

– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

3.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Không chỉ được quyền thăm con mà người không trực tiếp nuôi nấng con cái phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để san sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con.

Theo đó, mức cấp dưỡng bao nhiêu sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu chi tiêu của người con.

Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

4. Vi phạm quy định về quyền nuôi con bị phạt thế nào?

Nếu từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng. Đồng thời sẽ bị yêu cầu buộc phải cấp dưỡng theo quy định.

Bên cạnh đó, khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 05 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015.

Xem thêm:  Lập di chúc có cần chữ ký của tất cả các con không?

Ngoài ra, nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận tài sản giữa 2 vợ chồng sau ly hôn?

Như vậy, trên đây là giải đáp cho thắc mắc: “Hướng dẫn giành quyền nuôi con khi ly hôn”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA TÌM KIẾM:

>>> Thụ uỷ là gì? Thủ tục uỷ quyền hai nơi tiến hành thế nào?

>>> Phí trích đo hồ sơ kỹ thuật thửa đất khi muốn chia tách thửa đất làm 2 mảnh, 3 mảnh,…

>>> Công chứng mua bán qua ủy quyền có hợp pháp không? Cách phòng tránh tranh chấp phát sinh khi mua bán qua ủy quyền.

>>> Phí sao giấy tờ tài liệu và thời gian tiếp nhận và trả tài liệu tại Văn phòng công chứng?

>>> Hướng dẫn tính phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền và miễn phí ký tại nhà.

>>> Theo quy định của pháp luật, phí công chứng nhà đất bên nào chịu khi chuyển nhượng bất động sản?

>>> Theo quy định của pháp luật, phí công chứng sao y bản chính tối đa là bao nhiêu?

>>> Hướng dẫn tính phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán đất thổ cư tại Hà Nội

>>> Xây nhà vượt diện tích Sổ đỏ bị xử lý như thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *