Trong đời sống hàng ngày, nhiều cặp vợ chồng chia sẻ thông tin trong điện thoại mở và không giữ bí mật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, câu hỏi đặt ra là liệu thông tin trong điện thoại có được coi là bí mật cá nhân không? Ví dụ, nếu vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng, liệu hành động này có bị xem là vi phạm quy định và có thể bị phạt không?

1. Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng có bị phạt?

Thông tin trong điện thoại cá nhân được coi là một phần của quyền riêng tư của cá nhân và không ai có quyền xâm phạm, kiểm soát hoặc thu giữ trái luật (theo Điều 21 của Hiến pháp).

1. Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng có bị phạt?

Đồng thời, theo khoản 3 của Điều 38 trong Bộ luật Dân sự năm 2025, được quy định rằng:

“Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân phải được bảo đảm an toàn và bí mật.”

Bóc mở, kiểm soát hoặc thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp được quy định bởi pháp luật.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật cung cấp dịch vụ làm các thủ tục nhanh chóng, tiện lợi nhất.

Do đó, việc vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng mà chồng không biết và không đồng ý sẽ được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

2. Trong trường hợp này người vợ bị phạt như thế nào?

Vì hành vi mở trộm điện thoại của chồng là vi phạm pháp luật, người vi phạm có thể đối mặt với xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào các hành vi cụ thể. Cụ thể như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính

Dựa trên quy định của khoản 1 và khoản 2 của Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng: Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã, và thu thập thông tin về chồng trên môi trường mạng.
  • Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng: Truy cập trái phép vào điện thoại của người khác để chiếm quyền sử dụng, thay đổi, xóa bỏ thông tin đã được lưu trên điện thoại, hoặc nhằm thu thập thông tin của người khác.

>>> Xem thêm: Bạn đang cần tìm địa chỉ văn phòng công chứng phường Khương Trung làm việc uy tín và nhanh chóng nhất?

Theo quy định của Điều 54 trong Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng nhằm tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu là bí mật đời tư của chồng nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô ấy có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

Xem thêm:  Thay đổi như thế nào đối với các loại phụ cấp của công chức, viên chức từ ngày 01/7/2024?

Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Không chỉ đối mặt với xử phạt vi phạm hành chính, trong một số trường hợp, người vợ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, hoặc các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác, theo quy định của Điều 159 trong Bộ luật Hình sự. Cụ thể như sau:

2. Trong trường hợp này người vợ bị phạt như thế nào?

Bị phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng hoặc bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Trong trường hợp thực hiện một trong những hành vi sau đây và đã bị kỷ luật/xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm:

  • Chiếm đoạt tin nhắn hoặc các thông tin riêng tư khác của chồng, bằng bất kỳ phương tiện nào thông qua điện thoại.
  • Cố ý làm hư hại, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của chồng được gửi bằng điện thoại.
  • Nghe, ghi âm cuộc gọi trái pháp luật.
  • Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn của thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của chồng

Bị phạt tù từ 01 – 03 năm trong các trường hợp:

  • Phạm tội có tổ chức.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.
  • Phạm tội từ 02 lần trở lên.
  • Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt từ điện thoại của chồng và gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người chồng.
  • Làm người chồng tự sát.

Hình phạt bổ sung: Bị phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 – 05 năm.

Như vậy, nếu hành vi mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng của người vợ đạt đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự, thì người vợ có thể đối mặt với hình phạt cao nhất là 03 năm tù.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc xử phạt người vợ do hành vi mở trộm điện thoại của chồng không phổ biến. Điều này thường chỉ xảy ra khi có hậu quả nghiêm trọng và được xác định là vi phạm nghiêm trọng, mới có thể thực hiện xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

>>> Xem thêm: Bạn đang cần tìm địa chỉ công ty dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay? Hãy tham khảo nhanh tại đây.

Trên đây là thông tin về vấn đề: Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng có bị phạt không?

Xem thêm:  Phân biệt tài sản vô chủ và tài sản không xác định chủ sở hữu

Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM CÁC TỪ KHÓA:

>>> Khi bị chồng đánh, người phụ nữ nên làm gì?

>>> Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về dịch vụ sang tên sổ đỏ cho đất phi nông nghiệp? Chi phí sang tên có đắt đỏ hay không?

>>> Ủy quyền là gì? Làm thế nào để thực hiện thủ tục công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền nhanh chóng nhất?

>>> Sổ đỏ thật giả lẫn lộn, làm thế nào để kiểm tra sổ đỏ giả một cách chính xác, đơn giản nhất bằng mắt thường?

>>> Chứng thực chữ ký là như thế nào? Trường hợp nào thì bắt buộc phải làm thủ tục chứng thực chữ ký?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *